Khái niệm về thịt lợn sạch
Thịt lợn sạch theo cách hiểu đơn giản nhất là loại thịt được mổ từ những con lợn khỏe mạnh, không nuôi dưỡng thông qua cám trăng trọng, không bị tiêm thuốc tạo nạc cũng như các hóa chất bảo quản. Tiêu chuẩn 1 con lợn có thể xuất chuồng phải nặng 50 – 60kg, thậm chí nặng hơn.
Nhiều người thường nghĩ rằng, lợn được nuôi bằng cám gạo, rau xanh… như cách nuôi truyền thống mà nhiều nông dân các miền quê hay nuôi mới được gọi là lợn sạch. Tuy nhiên, không hoàn toàn là như vậy. Những con lợn được nuôi theo kiểu công nghiệp, ăn bột, cám công nghiệp vẫn đảm bảo sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Và chúng cũng được xem là lợn sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Phân biệt thịt lợn sạch thịt lợn bẩn
Bạn có thể nhận biết thịt lợn sạch được nuôi theo kiểu công nghiệp qua những đặc điểm như: Có lớp bì dày, lớp mỡ cũng dày hơn thịt lợn bình thường, các phần thịt như ba chỉ hay thịt mông thường nhiều mỡ. Tuy nhiên, khi chế biến, thịt lợn công nghiệp sạch thường có sự khác biệt:
– Lớp mỡ dày nhưng có màu trắng, ăn giòn, không bị ngấy như thịt lợn nuôi bằng cám tăng trưởng.
– Thịt này đem luộc nước rất trong, không có váng bẩn, khi rang không ra nhiều nước, có mùi thơm, thớ thịt nhỏ, không sủi váng, thời gian chế biến tương đối nhanh. Nếu nấu canh mà thịt lớn có màu hơi đục, mùi hôi, có chấm mỡ li ti nghĩa là miếng thịt chưa đảm bảo chất lượng.
Ai cũng nghĩ rằng không thể phân biệt được thịt lợn sạch để lựa chọn nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm được điều này bằng cảm quan và ăn thử khi chế biến.
Nói như vậy nhưng không có nghĩa là loại thịt sạch nào cũng có nhiều mỡ. Với nhu cầu dinh dưỡng cũng như sở thích ăn thịt nạc ngày càng tăng cao, hiện rất nhiều giống lợn thịt nạc được nuôi và xuất chuồng, cung ứng ra thị trường thực phẩm. Do vậy, bạn không nên đống đồng thịt siêu nạc sạch với thịt lợn nuôi bằng cám tăng trưởng, cám kích nạc…
Đối với những loại thịt giống siêu nạc hoặc giống lai từ nước ngoài này, bạn cần nhận biết thịt sạch như sau: thịt có màu hơi hồng chứ không đỏ rực, phản thịt có cả nạc và mỡ chứ không nạc hoàn toàn, lớp mỡ và bì càng cứng là lợn càng được nuôi lâu và không ăn cám tăng trọng, mỡ trắng nghĩa là con lợn khỏe mạnh, không dịch bệnh.
Thịt lợn sạch thường có khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều và lúc chế biến sẽ có mùi thơm, không bị ra nước. Ngược lại, lợn nuôi bằng hóa chất thường có độ căng khác thường, trương mỏng như có chứa nước bên trong, trên da thường xuất hiện những đốm đỏ. Lợn siêu nạc có phần nạc sát với da, mỡ ít chỉ mỏng khoảng 0.4cm, có màu đỏ như thịt bò, khi nấu chín sẽ không béo nhiều.
Không chỉ thịt lợn bẩn không chỉ là thịt lợn nuôi bằng cám tăng trọng mà còn rất nhiều những loại khác như: nhiễm bệnh, tiêm thuốc, tẩm ướt hàn the, hóa chất bảo quản… Những mẫu thịt này thường được xử lý nên rất tươi, cứng nhưng khô, thớ thịt săn, không dính…
Khi cắt vào sâu bên trong, thịt lợn bẩn dạng này khá nhũn, chảy dịch, có mùi, độ đàn hồi kém. Một số trường hợp bạn sẽ thấy thịt có màu đỏ tươi do người bán thoa phẩm màu, tuy nhiên khi ấn mạnh tay hoặc rửa với nước, bạn sẽ thấy phẩm màu dính trên tay hoặc thớ thịt chuyển sang màu vàng nhạt. Đó là những loại thịt bẩn, có sử dụng hóa chất, bạn không nên mua.
Các dấu hiệu nhận biết thịt lợn bẩn
Để nhận biết cụ thể hơn thịt bẩn do nhiễm hóa chất hay nhiễm các mầm bệnh, nuôi bằng chất tăng trọng, chị em nên nắm rõ các thông tin dưới đây:
Thịt lợn mang mầm bệnh
– Lợn mang bệnh gạo: Bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường khi lợn bị bệnh gạo với những dấu hiệu như kén giun màu trắng, đốm trắng hình bầu dục và to bằng hạt đậu.
– Lợn bị thương hàn: Xuất hiện những nốt xuất huyết lấm tấm hoặc nốt bầm, thịt nhão, tai bị tím.
– Lợn bị dịch tả: Dưới da hoặc trên vành tai có những nốt xuất huyết lấm tấm như muỗi đốt.
– Lợn bị tụ huyết trùng: Miếng thịt lợn tụ máu hoặc có những mảng bầm.
– Lợn bị bệnh đóng dấu: Nhiều nốt tròn đỏ hoặc màu tía trên bề mặt da, kích thích các nốt này khác nhau nhưng có hình dạng như đóng dấu.
Lợn ăn tăng trọng, chất tạo nạc
– Mùi vị: Thịt lợn siêu nạc bằng chất tăng trưởng, chất tạo nạc thường có mùi tanh hơn.
– Màu sắc: Khác với màu hồng tươi của thịt lợn sạch, thịt lợn dùng tăng trọng có màu đỏ đậm, sáng bong, da có thể xuất hiện nhưng đốm đỏ.
– Lớp mỡ: Lợn siêu nạc thường có lớp mỡ mỏng khoảng 1cm, lỏng leo, phần nạc bám sát vào da. Thịt lợn sạch có lớp mỡ dày hơn, có màu trắng hoặc trắng ngà.
– Khối thịt: Khối thịt lợn sạch chắc chắn, có độ đàn hồi tốt khi ấn xuống, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo. Lợn ăn chất tăng trọng, tạo nạc thường có ứ nước bên trong, cục nạc nổi thành u, khi thái có chảy dịch vàng.
Thêm một cách thử khá hay ho cho chị em là với một miếng thịt dày khoảng 3 – 4 cm đặt trên một bề mặt phẳng mà không tự đứng được thì nó là thịt bẩn, được nuôi bằng cám tăng trọng.
Cách nhận biết thịt lợn sạch và thịt lợn bẩn giúp mẹ tự tin hơn khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình. Chúc bạn và gia đình có những bữa ăn ngon đầy bổ dưỡng với nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe!